Làm gì khi cún  chứng bị hôi miệng? 

 Mọi giống chó đều nguy cơ bị các chứng bệnh về răng miệng, đặc biệt là Halitosis – tình trạng hôi miệng kinh niên ở chó. Tuy nhiên những giống chó có cấu tạo hàm răng khít chặt theo vòm miệng (chó nhỏ có đầu ngắn, mũi ngắn, xương mặt nông như Boston, Pug, chó Bắc Kinh) có tỷ lệ gặp phải các vấn đề về nướu cao hơn.

Vì sao cún cưng bị hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, trong đó chủ yếu là do viêm nhiễm nướu khi có sự xuất hiện của các vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra mảng bám răng hoặc sâu răng.

Một vài nguyên nhân khác dẫn đến hôi miệng, bao gồm các vấn đề hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, rối loạn trao đổi vật chất như tiểu đường, hay vấn đề dạ dày như sự phình trướng ống dẫn thực quản – đường đi chính từ cuống họng xuống ổ bụng.

Nhiều trường hợp bệnh xảy ra do cún ăn phải thức ăn tạp nham, hay chúng có thói quen gặm nhấm những đồ vật không phải thức ăn, thậm chí là ăn phân. Viêm nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm mốc, hoặc chế độ ăn uống không thích hợp cũng là lí do khiến hơi thở cún cưng có mùi khó chịu.  Hôi miệng cũng có thể là tình trạng xuất hiện sau chấn thương, điển hình là tai nạn do cắn phải dây điện.

Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân chính vẫn là các vấn đề về nướu răng do sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng gây nên. Hôi miệng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư, hay sự xuất hiện của các cá thể tế bào lạ trong cơ thể. Các khả năng khác gây ra hôi miệng bao gồm viêm yết hầu, viêm họng, hay viêm amiđan.

Nhận biết chứng hôi miệng ở chó như thế nào?

  • Hơi thở có mùi hôi bất thường. hơi thở có mùi khai là dấu hiệu báo trước vấn đề về thận hay hơi thở có vị ngọt như trái cây có thể cảnh báo bệnh tiểu đường. Nếu đi kèm với các triệu chứng vàng giác mạc, nôn mửa, chán ăn, cún cưng có thể đang mắc bệnh liên quan đến gan.
  • Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột.
  • Hay tự liếm mũi.
  • Thường xuyên cào lên mặt và miệng.
  • Nướu sưng đỏ và/hoặc chảy máu.

Chẩn đoán chứng hội miệng ở chó

Quy trình chẩn đoán để đánh giá tình trạng nướu răng – nhân tố chính gây ra bệnh hôi miệng bao gồm kiểm tra độ linh hoạt của răng cũng như nồng độ sulfua trong khoang miệng, chụp X-quang vòm miệng.

Điều trị chứng hội miệng ở chó như thế nào?

Sau khi xác định được nguyên nhân, phương án điều trị tối ưu nhất sẽ được đưa ra để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đối với chứng hôi miệng do các vấn đề ở nướu, bác sĩ thú y sẽ làm sạch bề mặt răng, đồng thời nhổ đi các răng đã mất đi quá 50% chân răng cũng như phần mô nướu bao quanh chúng. Một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát viêm nhiễm khoang miệng do sự kết mảng vi khuẩn, làm giảm thiểu hơi thở có mùi ở chó.

Chứng hôi miệng của chó có thể phòng tránh được không?

Câu trả lời là có. Bạn cần thường xuyên dõi theo cún cưng để kịp thời phát hiện các triệu chứng và biểu hiện bất thường. Tránh để thú cưng ăn phải các loại thức ăn có mùi hôi, rác thải. Việc quan tâm đến sức khỏe răng miệng ở cún cưng cũng không kém phần quan trọng, bạn nên đánh răng cho cún hàng ngày theo hướng dẫn của các chuyên gia hoặc bác sĩ thú y để ngăn ngừa sự tạo thành mảng bám do vi khuẩn. Cuối cùng, bạn nên quét sân và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh tình trạng cún gặm nhấm, hoặc ăn phải các vật thể lạ.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *