1.NGUYÊN NHÂN
Có rât nhiều tác nhân có thể gây ra sự táo bón cho mèo. Chúng có thể bao gồm:
– Sự mất nước: Nước có thể được tái hấp thu từ ruột nếu như mèo không có đủ nước để uống.
– Thuốc và dược phẩm: kháng Histamin, tăng bài niệu (thuốc lợi tiểu) và kháng sinh là một số loại dược phẩm có thể gây nên hiện tượng táo bón ở mèo.
– Khẩu phần ăn: khẩu phần ăn thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón ở mèo. Thêm nữa là nếu trong thức ăn có chữa tóc, lông và xương cũng có thể làm tắc ống ruột.
– Hành vi cố ý đào thải phân ra ngoài của mèo. Hiện tượng này có thể gặp trong trường hợp, bát ăn bẩn, hoặc mèo này không muốn dùng chung bát ăn với mèo khác.
– Có vật cản ở kết tràng. Trường hợp này có thể bị gây ra bới nhiều sản phẩm khác nhau như: khuyết tật từ khi sinh ra, cuộn lông, khối u, u thịt, ngoại vật do con vật ăn vào.
– Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp.
– Từ hệ thần kinh: bao gồm sự tổn thương của dây thần kinh ở kết tràng và hậu môn, sự tổn thương ở cột sống hoặc liệt cột sống.
– Liệt khớp chậu hông do hậu quả của tai nạn,…
– Trao đổi chất/ hooc môn: trao đổi chất chậm, thận hư, bệnh ở tuyến giáp và tuyến cận giáp.
2.TRIỆU CHỨNG
Lúc đầu người nuôi mèo thường không để ý thấy bệnh này, chỉ đến khi bệnh đã trở nên rõ ràng với các biểu hiện như: mèo liên tục đi vào nơi vệ sinh, cong lưng, cong đuôi lên để rặn, mèo cảm thấy khó chịu, bứt rứt, có con còn kêu gào.
Một quá trình bệnh táo bón thường dễ nhận biết, mèo thường mất tính ngon miệng dẫn tới ăn ít, bỏ ăn, trở nên mệt mỏi, nhìn xơ xác, bắt đầu cong người bởi vì bụng khó chịu, có trường hợp nôn. Bạn có thể quan sát thấy có hiện tượng ỉa chảy nhẹ, trong phân có lẫn máu.
CHÚ Ý: Các bạn cần phân biệt với bệnh bí tiểu, tắc tiểu ở mèo nhé. Khi mèo đã rơi vào trạng thái hôn mê, và trước khi mệt mỏi hôn mê mèo đã đi ra đi vào hộp vệ sinh ba hay bốn lần trong giờ cuối cùng thì người nuôi mèo thường chủ quan cho rằng đó là hiện tượng táo bón. Tuy nhiên 90% trong các trường hợp đó là sự bí tiểu, tắc tiểu, đặc biệt là đối với mèo đực. Sự bí tiểu hay tắc tiểu không như táo bón, mà nó thực sự nguy hiểm với tính mạng mèo.
3. CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ thú y sẽ xem xét tiền sử bệnh như thế nào, sau đó sẽ khám và theo dõi lâm sàng. Nếu cần thiết bác sĩ thú y sẽ cho làm một số xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-Quang để xem vật chắn trong ruột.
4. ĐIỀU TRỊ
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh rồi thì bác sĩ thú y sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp như:
– Nếu do khẩu phần ăn thì sẽ cân đối lại khẩu phần ăn.
– Nếu do vật cản thì sẽ làm cách để loại bỏ vật cản ấy.